Mỗi loại phân bón đều mang tác dụng tốt đến cây trồng tùy thuộc vào mục đích sử dụng của nông dân. Khi sử dụng cho cây ngoài việc giúp cây sinh trưởng tốt bên cạnh đó các loại phân bón còn gây ảnh hưởng đến môi trường đất. Tuy nhiên những loại phân sẽ mang lại những hiệu quả và ảnh hưởng khác nhau. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu giữu phân bón vi sinh và phân bón vô cơ sẽ có sự khác biệt ở những điểm nào nhé!
1/ Phân bón vi sinh
Khái niệm
Phân bón vi sinh là loại phân bón có chứa các vi sinh vật có ích. Được dùng bón vào đất khi canh tác trồng cây. Phân bón cung cấp các chất giúp đất phân giải các chất đạm, các chất dinh dưỡng giúp cây hấp thụ cây dưỡng chất, vitamin,…
Phân loại
Phân vi sinh có đa dạng và phong phú, được phân thành những loại sau đây
- Phân bón VSV cố định đạm
- Phân bón VSV chuyển hóa và phân giải lân (photpho)
- Phân bón VSV phân giải chất mùn/ hợp chất hữu cơ (xenlulozo)
- Phân bón VSV kích thích, điều hòa tăng trưởng cây
- Phân bón VSV phân giải silicat
- Phân bón tăng cường hấp thu photpho, Kaili, sắt, mangan cho thực vật
- Phân bón ức chế VSV gây bệnh
- Phân bón chất giữ ẩm polysacarit
Tác dụng
- Phân bón vi sinh giúp giảm tỷ lệ sâu bệnh, tăng khả năng chống chịu, cải tạo đất, giúp cân bằng dinh dưỡng hữu cơ.
- Giúp nâng cao năng suất cây trồng đồng thời tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh hại.
- Giúp đất tăng độ màu mỡ, tăng kết cấu đất, giúp cây phát triển ổn định, tăng năng suất cây trồng.
- Làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất.
- Tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt.
- Có tác dụng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác cho cây trồng.
2/ Phân bón vô cơ
Khái niệm
Phân bón vô cơ (phân hóa học) hay còn gọi là phân bón khoáng, là những hóa học có chứa từ một hoặc nhiều các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết dưới dạng muối khoáng được bón vào đất cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Phân loại
Gồm có 3 loại chủ yếu phân đạm(N), phân lân(P), phân kali(K)
Tác dụng
- Thúc đẩy và tăng năng suất cây trồng, việc sử dụng giúp cây trồng bộc phát mạnh mẽ.
- Bón phân hoá học với liều lượng hợp lý làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật có ích. Làm tăng cường sự khoáng hoá chất hữu cơ có sẵn trong đất, chuyển độ phì tự nhiên của đất thành độ phì thực tế.
- Đạm Tổng hợp protein cấu tạo tế bào cây, tạo sinh khối phát triển thân, cành, lá.
- Lân phát triển bộ rễ, kích thích ra hoa, đậu quả, và chất lượng của hạt giống.
- Kali giúp tăng sức đề kháng, giúp cây chống chịu điều kiện không thuận lợi như hạn hán.
3/ Sự khác biệt cơ bản giữa phân bón vi sinh và phân bón vô cơ
- Thành phần chủ yếu: Phân vi sinh chứa những sinh vật sống có ích, phân vô cơ bao gồm các chất hóa học
- Thời gian cung cấp dinh dưỡng: Phân vi sinh cung cấp chất dinh dưỡng từ từ cho cây và kéo dài, phân vô cơ với một khối lượng lớn trên một lần bón
- Độ phân giải: Phân vi sinh tác dụng vào cây châm hơn phân vô cơ
- Tác dụng đến môi trường đất: Phân vi sinh góp phần cải tạo đất, phân vô cơ làm chai đất.
- Ảnh hưởng đến môi trường nước: Phân vi sinh không gây ô nhiễm. Phân vô cơ gây ô nhiễm môi trường nước do lượng NO3- tồn dư trong đất.
- Chất lượng nông sản: Phân vi sinh sản xuất ra sản phẩm Nông nghiệp an toàn và hữu cơ. Phân vô cơ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản do lượng NO3- tồn dư.
- Liều lượng bón: Phân vi sinh bón quá phân vi sinh không sợ cây bị lốp và đất sẽ được cải tạo tốt hơn. Phân vô cơ bón quá phân hoá học cây sẽ bị lốp và có thể chết.
Phân bón đóng vai trò cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Trong tất cả các loại phân vi sinh hay vô cơ đều mong muốn mang lại nhiều nhất các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng của cây. Tuy nhiên những ảnh hưởng của phân vô cơ với mơi trường rất nhiều. Hiện nay, nông nghiệp sạch đang phát triển, nông dân có hướng đến các sản phẩm từ tự nhiên nhiều hơn. Ngày càng sử dụng các loại phân hữu cơ, các sản phẩm đất sạch để đảm bảo sức khỏe người dùng và có sản phẩm an toàn chất lượng hơn.
Xem thêm