Để canh tác nông nghiệp ngoài việc chuẩn bị đất, hạt giống, chúng ta cần bổ sung thêm phân bón. Khi chưa có công nghệ phục vụ cho nông nghiệp, bà con nông dân đã biết vận dụng những phụ phẩm từ tự nhiên. Nông dân đã dùng những phương pháp ủ truyền thống để làm nên một loại phân bón cho cây. Phân hữu cơ không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mà còn cải tạo lại môi trường đất xung quanh cây trồng. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tác dụng của chúng nhé!
Khái niệm phân hữu cơ
Là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp. Hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng.
Phân loại
Dựa theo nguồn gốc và quá trình hình thành, được chia thành 2 loại chủ yếu:
- Phân hữu cơ truyền thống: phân chuồng, phân rác, phân xanh,…Chủ yếu dùng để bón lót
- Phân hữu cơ công nghiệp: phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng. Chủ yếu dùng để bón lót và bón thúc
Tác dụng và đặc điểm của từng loại
1/ Phân hữu cơ truyền thống
Hình thành từ các nguyên liệu truyền thống: chất thải vật nuôi, phụ phẩm nông nghiệp, rác hữu cơ, than bùn,….Xử lý theo quá trình ủ hoại mục. Chủ yếu dùng để bón lót khi làm đất
- Phân chuồng: Có nguồn gốc từ phân, chất thải gia súc, gia cầm,… Cung cấp dinh dưỡng, bổ sung chất hữu cơ giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất. Giúp ổn định cấu trúc đất, hạn chế xói mòn. Tuy nhiên phải bón với số lượng lớn cây mới hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.
- Phân rác: Tận dụng từ thân, lá cây, rơm rạ, rác từ củ quả chế biếnxử lý theo phương pháp ủ truyền thống. Giúp đất tơi xốp, màu mỡ, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, tăng kết cấu đất quanh cây. Hàm lượng dưỡng chất thấp muốn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây cần bón thêm các loại phân khác.
- Phân xanh: Có nguồn gốc từ thân lá cây tươi như lục bình, được xử lý theo phương pháp ủ hoai mục. Giúp cải tạo môi trường đất xung quanh, làm đất tơi xốp, hạn chế sự trôi rửa đất,…Hiệu quả không cao do phát sinh nhiều chất độc hại như khí metan,…chủ yếu dùng để bón lót
2/ Phân hữu cơ công nghiệp
Được hình thành từ các nguyên liệu công nghiệp, có sự tham gia của một số vi sinh vật có ích. Xử lý theo quy trình lên men công nghiệp. Chủ yếu dùng bón lót và bón thúc
- Phân hữu cơ sinh học: Có sự tham gia của một hoặc nhiều vi sinh vật có ích làm tăng hàm lượng dinh dưỡng cho cây. Cung cấp đầy đủ và cân đối dưỡng chất giúp cây khỏe mạnh, tăng năng suất cây trồng. Giúp quá trình sinh học của đất diễn ra thuận lợi đạt kết quả tốt. Có giá thành khá cao so với các loại phân khác
- Phân hữu cơ vi sinh: chứa nhiều vi sinh vật có ích như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật đối kháng,… Giúp cải tạo đất, giúp cây hấp thụ dễ dàng các chất dinh dưỡng khó hấp thụ, phòng sâu bệnh. Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng dùng được vì tùy vào vi sinh vật giúp cây hấp thụ tốt dưỡng chất.
- Phân hữu cơ khoáng: Trong thành phần có sự phối trộn với các thành phần nguyên tố khoáng vô cơ như N, P, K,… Cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại gây hại cho môi trường đất xung quanh.
Tại sao cần sử dụng trong nông nghiệp
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bền vững cho cây. Giúp cây trồng phát triển ổn định và cân đối.
- Tăng hàm lượng dinh dưỡng nông sản, an toàn cho người dùng.
- Cung cấp chất mùn cho đất, tăng dưỡng chất, cải tạo môi trường đất xung quanh, cân bằng hệ sinh vật.
- Chất mùn trong phân làm tăng tính kết cấu đất, bảo vệ cấu trúc đất, hạn chế xói mòn rửa trôi đất.
- Cải tạo môi trường đất xung quanh, cải thiện lý, sinh, hóa của đất trở nên tốt hơn, tăng độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất.
- Bảo vệ môi trường xung quanh do các chất tự phân hủy vào đất, không gây độc hại cho sức khỏe người dùng và các sinh vật xung quanh.
Phân hữu cơ trong nông nghiệp không những giúp ích cho sự phát triển dài lâu của cây. Chúng còn giúp nhà nông tiết kiệm khá nhiều chi phí. Chúng được sử dụng ngày càng phổ biên hơn, khi mọi người dần chú ý đến sức khỏe hơn năng suất. Chúng cung cấp một lượng dinh dưỡng sạch, an toàn cho cây. Cải thiện hoạt tính đất, giúp bổ sung các dưỡng chất cho quá trình phát triển của cây. Ngoài ra còn góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái xung quanh cây. Hiện nay, nông nghiệp phát triển đã có những loại đất sạch thay thế phân giúp cho việc làm nông dễ hơn.
Xem thêm: