Phân bón hữu cơ có nguồn gốc rất đa dạng và phong phú với những tên gọi và thành phần khác nhau. Mỗi loại sẽ có những đặc tính, công dụng khác nhau nhưng đều giúp phục vụ tốt cho nông nghiệp. Tùy vào mục đích canh tác chúng ta nên lựa chọn loại phân bón phù hợp với cây trồng để đạt hiệu quả cao hơn.
Xem thêm:
- https://namix.vn/cach-trong-va-cham-soc-hoa-lan-hue-tai-nha-voi-dat-sach-namix
- https mix.vn/dat-trong-tot-danh-cho-cac-loai-cay-van-phong/
- https://namix.vn/cach-trong-va-cham-soc-cay-khoai-tay-trong-chau/
- http://namix.vn/dat-sach-trong-chau-namix/
Phân bón hữu cơ là gì?
Là những hợp chất có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng. Được hình thành từ chất thải động vật, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, các chất thải sinh hoạt,… Sử dụng phổ biến trong nông nghiệp giúp cải tạo đất, tăng độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất. Cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển lâu dài của cây. Đồng thời giúp cây hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng tự nhiên. Hơn thế nữa giúp cải tạo môi trường đất xung quanh cây trồng. Góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe người dùng.
Phân loại phân bón hữu cơ
Phân hữu cơ có nguồn gốc từ những nguyên liệu hữu cơ với đa dạng những tên gọi khác nhau. Chủ yếu được phân thành 2 nhóm chính:
- Phân hữu cơ truyền thống: phân chuồng, phân rác, phân xanh,…
- Phân hữu cơ công nghiệp: phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng.
1. Phân hữu cơ truyền thống
Hình thành từ các nguyên liệu truyền thống: chất thải vật nuôi, phụ phẩm nông nghiệp, rác hữu cơ, than bùn,….Xử lý theo quá trình ủ hoại mục. Chủ yếu dùng để bón lót khi làm đất
Phân chuồng
Có nguồn gốc từ phân, chất thải gia súc, gia cầm,… Cung cấp dinh dưỡng, bổ sung chất hữu cơ giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất. Giúp ổn định cấu trúc đất, hạn chế xói mòn. Tuy nhiên phải bón với số lượng lớn cây mới hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.
Phân rác
Tận dụng từ thân, lá cây, rơm rạ, rác hữu cơ từ củ quả chế biếnxử lý theo phương pháp ủ truyền thống. Giúp đất tơi xốp, màu mỡ, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, tăng kết cấu đất quanh cây. Hàm lượng dưỡng chất thấp muốn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây cần bón thêm các loại phân khác.
Phân xanh
Có nguồn gốc từ thân lá cây tươi như lục bình, được xử lý theo phương pháp ủ hoai mục. Giúp cải tạo môi trường đất xung quanh, làm đất tơi xốp, hạn chế sự trôi rửa đất,…Hiệu quả không cao do phát sinh nhiều chất độc hại như khí metan,…chủ yếu dùng để bón lót
2. Phân hữu cơ công nghiệp
Được hình thành từ các nguyên liệu công nghiệp, có sự tham gia của một số vi sinh vật có ích. Xử lý theo quy trình lên men công nghiệp. Chủ yếu dùng bón lót và bón thúc
Phân hữu cơ sinh học
Có sự tham gia của một hoặc nhiều vi sinh vật có ích làm tăng hàm lượng dinh dưỡng cho cây. Cung cấp đầy đủ và cân đối dưỡng chất giúp cây khỏe mạnh, tăng năng suất cây trồng. Giúp quá trình sinh học của đất diễn ra thuận lợi đạt kết quả tốt. Có giá thành khá cao so với các loại phân khác
Phân hữu cơ vi sinh
Trong phân chứa nhiều vi sinh vật có ích như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật đối kháng,… Giúp cải tạo đất, giúp cây hấp thụ dễ dàng các chất dinh dưỡng khó hấp thụ, phòng sâu bệnh. Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng dùng được vì tùy vào vi sinh vật giúp cây hấp thụ tốt dưỡng chất.
Phân hữu cơ khoáng
Trong thành phần phân có sự phối trộn với các thành phần nguyên tố khoáng vô cơ như N, P, K,… Cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại gây hại cho môi trường đất xung quanh.
Tác dụng phân bón hữu cơ
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bền vững cho cây. Giúp cây trồng phát triển ổn định và cân đối. Tăng hàm lượng dinh dưỡng nông sản, an toàn cho người dùng. Cung cấp chất mùn cho đất, tăng dưỡng chất, cải tạo môi trường đất xung quanh, cân bằng hệ sinh vật. Chất mùn trong phân làm tăng tính kết cấu đất, bảo vệ cấu trúc đất, hạn chế xói mòn rửa trôi đất. Cải tạo môi trường đất xung quanh, cải thiện lý, sinh, hóa của đất trở nên tốt hơn, tăng độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất. Bảo vệ môi trường xung quanh do các chất tự phân hủy vào đất, không gây độc hại cho sức khỏe người dùng và các sinh vật xung quanh.
Phân hữu cơ được hình thành từ những nguyên liệu tự nhiên, dễ thực hiện. Phân hữu cơ ngày nay được sử cùng với các loại đất sạch, các giá thể cao cấp giúp canh tác nông nghiệp dễ dàng hơn. Đồng thời giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp cải tạo môi trường đất xung quanh. Mang lại hiệu quả năng suất chất lượng tốt trong canh tác. Bên cạnh đó góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp, hạn chế xói mòn đất.