Nguyên tố dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển một cách toàn diện của cây trồng, mang lại năng suất và chất lượng cao cho cây trồng. Cây trồng có thể hấp thu chất dinh dưỡng từ đất qua bộ rễ. Tuy nhiên chất dinh dưỡng trong đất rất hạn chế bao gồm thành phần và số lượng do nhiều yếu tố.
Vì vậy để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cây, cần phải bón thêm các loại phân bón. Sau đây mời các bạn cùng tìm hiểu các chất dinh dưỡng thiết yếu và vai trò của chúng đối với cây trồng.
CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG THIẾT YẾU CHO CÂY TRỒNG
17 chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sinh trưởng và cây phát triển của cây trồng: đạm, lân, kali, canxi, magiê, lưu huỳnh, kẽm, đồng, sắt, bo, molipđen, mangan, clo, coban, vanadi, natri và silic.
Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng
Đạm (N)
Chức năng chính
Thành phần quan trọng của chất diệp lục, nguyên sinh chất và axit nucleic.
Tăng sinh trưởng và phát triển của mọi mô sống.
Cải thiện chất lượng của rau ăn lá và cỏ khô làm thức ăn gia súc và hàm lượng protein của hạt ngũ cốc.
Triệu chứng thiếu
Sinh trưởng còi cọc.
Xuất hiện màu xanh sáng đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ đỉnh lá. Tiếp đó là các lá già bị chết hoặc rụng tùy theo mức độ thiếu hụt.
Khi thiếu trầm trọng, ra nhiều hoa bị giảm nhiều.
Hàm lượng protein thấp hơn.
Lân (P)
Chức năng chính
Thành phần của photphatit, axit nucleic, protein, photpholipit và coenzim NAD, NADP và ATP.
Thành phần của một số amino-axit.
Cần thiết cho phân chia tế bào, một thành phần của nhiễm sắc thể, kích thích sự phát triển của rễ.
Cần thiết cho sự sinh trưởng của mô phân sinh, phát triển hạt và quả, kích thích ra hoa.
Triệu chứng thiếu
Bề ngoài còi cọc toàn bộ, các lá trưởng thành có màu sẫm đặc trưng đến màu lam-lục, phát triển rễ bị hạn chế.
Khi thiếu trầm trọng, thỉnh thoảng lá và thân bị tía, cây thon mảnh.
Chín chậm và không có hoặc phát triển kém về hạt và quả
Kali (K)
Chức năng chính
Chất hoạt hóa enzim có liên quan đến quang hợp và chuyển hóa protein và hydrat cacbon.
Giúp di chuyển hydrat cacbon, tổng hợp và duy trì sự ổn định của protein, điều khiển tính thấm qua màng và pH, sử dụng nước bằng điều chỉnh khí khổng.
Cải thiện sử dụng ánh sáng khi thời tiết lạnh và mây mù vì vậy nâng cao khả năng của cây chống rét và các điều kiện bất thuận khác.
Làm tăng độ lớn của hạt và cải thiện chất lượng quả và rau.
Triệu chứng thiếu
Úa vàng dọc mép lá tiếp đó là đỉnh các lá già bị sém và nâu, sau đó các triệu chứng này dần dần phát triển vào phía trong.
Cây phát triển chậm và còi cọc.
Thân yếu, cây dễ bị đổ.
Hạt và quả bị teo quắt lại.
Canxi (Ca)
Là thành phần của vách tế bào thực vật, phân chia và hình thành tế bào. Nó cần thiết cho sự phát triển của rễ mới và lông rễ, và sự phát triển của lá.
Nếu thiếu Ca thân cây mềm yếu, cháy đầu lá. Đầu lúa mì mắc kẹt trong lá cờ. Lá cờ xoắn cuộn tròn lại. Thối cuối quả
Magie (Mg)
Thành phần chính của chất diệp lục và quang hợp. Hỗ trợ khả năng di chuyển của phốt pho trong cây. Tăng cường sử dụng sắt và hỗ trợ cố định nitơ trong các nốt sần của cây họ đậu.
Nếu thiếu Mg lá nhỏ, thường gấp khúc, xẹp xuống và cuối cùng chết. Xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, hoa ra ít, rễ kém phát triển.
Lưu huỳnh (S)
Là một phần axit amin trong protein thực vật. Tham gia vào các quá trình sản xuất năng lượng trong thực vật. Giúp phát triển các enzym và vitamin. Hình thành hạt và tạo hạt.
Nếu thiếu S, triệu chứng điển hình là sự nhợt nhạt của những tán lá non. Cây có màu lục vàng tươi, xanh lá cây (lá non). Tăng trưởng còi cọc. Giảm số lượng các vị trí hạt và kích thước của hạt.
Nguyên tố dinh dưỡng vi lượng
Bo (B) cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn và thụ tinh. Thúc đẩy sự trưởng thành của cây và hình thành tế bào. Bên cạnh đó chuyển hóa các hợp chất phốt pho. Nếu thiếu B có thể làm giảm quá trình thụ phấn và kết hạt. Cây phát triển còi cọc. Lá dày, quăn, úa và giảm ra hoa.
Đồng (Cu) Chức năng chính trong quang hợp. Một phần thiết yếu của các enzym trong thực vật. Tăng chất lượng hạt. Nếu thiếu Cu, các lá non bị héo và cuộn trên ngọn, trong khi các lá ở gốc vẫn xanh đậm. Hạt nhỏ có thể không đầu hoặc không thành hạt.
Mangan (Mn) Tăng tính khả dụng của P và K. Tổng hợp chất diệp lục. Đồng hóa nitrat. Nếu thiếu Mn, triệu chứng xuất hiện đầu tiên trên những chiếc lá non, úa vàng giữa các gân lá, ở gốc các lá non xuất hiện những vùng có màu xám.
Sắt (Fe) là một phần của nhiều hợp chất điều chỉnh và thúc đẩy tăng trưởng của cây. Chất mang oxy và vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của cây và sự trao đổi chất của cây. Tham gia vào quá trình cố định nitơ. Nếu thiếu Fe thì chất lượng và số lượng hạt kém.
Hiện nay có rất nhiều loại phân bón với các hàm lượng khác nhau. Để bón đúng và đủ cho nhu cầu của cây trồng.
Qua bài viết này hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng. Từ đó có thể lựa chọn các loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của cây trồng, cũng như thời điểm cần cung cấp dinh dưỡng nào cho cây. Bên cạnh đó dễ dàng nhận biết dấu hiệu cây trồng thiếu chất dinh dưỡng nào để có thể bổ sung kịp thời.
Xem thêm
https://datsachhuuco.com/hieu-biet-dung-ve-phan-bon-la-va-cach-su-dung/
Phân vô cơ và sự khác biệt với phân hữu cơ