Hoa cúc (Chrysanthemum sp.) là một trong các loại hoa được trồng phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu u. Đây là một loại hoa được nhập nội vào nước ta từ lâu đời, một trong bốn cây tượng trưng cho bốn mùa “Tứ quý”. Các giống thuộc họ cúc chủ yếu sử dụng để làm hoa và làm cảnh. Để có một chậu hoa cúc đẹp không chỉ quan tâm đến tưới nước, bón phân mà còn chú trọng đến tình hình sâu bệnh. Vì thế, qua bài viết kì này phanvisinh.vn gửi đến các bạn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa cúc nhé. Bắt đầu nào.
Sâu bệnh hại trên hoa cúc và cách phòng trừ
Vấn đề sâu bệnh hại trên hoa cúc luôn được các nhà làm vườn quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ và kinh tế. Vì thế việc phòng ngừa là quan trọng.
Bọ trĩ (Frankliniella sp.)
Bọ trĩ chích hút nhựa ở phần lá non và hoa của cây. Nó làm biến dạng lá tạo nên những vết sẹo trên lá có dạng như vết bỏng dẫn đến giảm khả năng quang hợp của cây, khiến cây bị còi cọc không phát triển được. Mặt khác, nó để lại những vết sẹo trên lá hoặc làm mất màu sắc của hoa dẫn đến mất giá trị thẩm mỹ và hoa không đạt chất lượng. Bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây.
Biện pháp phòng trừ:
Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, sử dụng lưới côn trùng để ngăn cản sự xâm nhiễm bọ trĩ từ bên ngoài vào trong nhà kính. Dùng bẫy côn trùng như bạt vàng hay bẫy dính màu vàng để hạn chế sự phát triển của bọ trĩ. Vật liệu nhân giống, cây giống phải sạch trước khi mang vào nhà kính.
Kiểm tra phát hiện sớm để phun thuốc phòng trừ kịp thời và hiệu quả. Sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất Dinotefuran (Oshin 100SL) để phòng trừ
Nhện đỏ (Tetranychus urticae)
Nhện – sâu bệnh hại trên hoa cúc chích hút dinh dưỡng của lá làm cho lá bị rộp, biến dạng dẫn đến sự quang hợp của lá bị giảm sút, lá có thể bị vàng rụng, làm giảm giá trị thẩm mỹ và năng suất của cây trồng. Trong quá trình chích hút có thể chúng sẽ tiết ra độc tố gây hại cây trồng.
Biện pháp phòng trừ:
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nhằm phát hiện sớm để có biện pháp kiểm soát kịp thời; hạn chế tối đa việc đi lại giữa nơi có nhện và nơi không có để tránh sự lây lan; tưới nước nhằm giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm để kéo dài vòng đời của nhện.
Biện pháp sinh học: sử dụng nhện ăn mồi Phytoseiulus persimilis để kiểm soát nhện đỏ rất hiệu quả trên nhiều loại cây trồng trong nhà kính và trồng ngoài trời. Nhện ăn mồi được thả vào khu vực trồng cây có thể khống chế nhện đỏ trong suốt quá trình canh tác.
Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất Matrine (Kobisuper 1SL) để phòng trừ.
Ruồi đục lá (Liriomyza sp.)
Ruồi cái chích hút trên lá tạo thành những chấm nhỏ hình tròn (lỗ hút dịch) hay oval (lỗ đẻ trứng), làm lá bị tổn thương có thể tạo điều kiện cho các yếu tố gây bệnh phát triển; tại những lỗ hình oval, khi trứng nở thành ấu trùng thì chúng bắt đầu di chuyển và ăn phần thịt bên trong biểu bì la, làm lá bị tổn thương, giảm giá trị thẩm mỹ và khả năng quang hợp dẫn đến lá bị vàng úa, rụng sớm và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Ruồi thường gây hại nặng vào tháng 2 đến tháng 5 hàng năm.
Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh đồng ruộng, sử dụng lưới côn trùng để ngăn cản sự xâm nhiễm từ bên ngoài vào trong nhà kính; sử dụng bẫy dính màu vàng để phòng trừ,
Kiểm tra và phát hiện sớm để phun thuốc hóa học kịp thời. Do chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ dòi đục lá cho cây hoa cúc, vì vậy có thể tham khảo các thuốc hóa học đã đăng kí để phòng trừ ruồi đục lá trên các cây trồng khác để phòng trừ như các thuốc có hoạt chất Abamectin, Cyromazine.
Xem thêm: https://namix.vn/sau-benh-hai-tren-hoa-giay-va-cach-phong-tru/
Rệp hại hoa cúc (Myzus percicae)
Rệp chích hút nhựa cây làm lá bị méo mó, đặc biệt nó thải ra dịch ngọt. Dịch ngọt là môi trường thích hợp cho nấm muội đen phát triển, làm cản trở quá trình quang hợp và thoát hơi nước của lá dẫn đến lá bị vàng úa, cây bị còi cọc, giảm năng suất cây trồng. Rầy còn là nhân tố truyền virus gây hại cây.
Biện pháp phòng trừ:
Nhổ cỏ, xử lý rác thải đồng ruộng để tiêu diệt nơi ẩn nấp của rầy; dùng lưới chắn côn trùng ngăn chặn sự di chuyển của rầy từ bên ngoài vào trong nhà kính; kiểm tra đồng ruộng để phát hiện ngăn chặn kịp thời.
Sử dụng các thuốc hóa học có hoạt chất như Emamectin benzoate 5 g/l + Petroleum spray oil 245g/l (Comda 250EC); Garlic juice (BioRepel 10 DD) để phòng trừ
Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua).
Sâu gây hại trong suốt quá trình sống, Sâu non thường gây hại mặt dưới của lá, sâu lớn gây hại hầu hết trên lá, chúng ăn lá, thân non, hoa làm tổn hại rất lớn đến chất lượng sản phẩm, chất thải do sâu bài tiết trên hoa, lá làm giảm giá trị sản phẩm dẫn đến tỷ lệ thải loại hoa rất lớn.
Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nơi trú ẩn của trưởng thành. Điều tra sâu bệnh trên đồng ruộng định kỳ 1-2 lần/tuần, nếu phát hiện phải phun thuốc kịp thời; có thể sử dụng bẫy Pheromone để dự báo thời điểm xuất hiện của trưởng thành; che lưới côn trùng, cửa ra vào phải đóng kín nhằm không cho bướm bay vào nhà kính;
Hiện tại, chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ sâu xanh, sâu khoang/hoa cúc. Có thể tham khảo sử dụng các thuốc hóa học có hoạt chấtAbamectin (Plutel 0.9 EC), Bacillus thuringiensis var. aizawai (Aizabin WP, Thuricide HP); Bacillus thuringiensis var. kurstaki 16.000 IU+Granulosis virus 108PIB (Bitadin WP) để phòng trừ
*Chú ý phòng trừ khi cây ngắt điện sau 1 tuần và giai đoạn cây có nụ vì lúc này bướm bay vào nhà kính nhiều do mùi của cây tiết ra mạnh hơn so với các giai đoạn phát triển khác.
Bệnh rỉ sắt (Puccinia sp.)
Hoa cúc có thể bị hai loại nấm rỉ sắt tấn công có tên là Puccinia horiana (rỉ sắt có màu trắng) và Puccinia chrysanthemi (rỉ sắt có màu nâu) gây nên.Ban đầu nấm này hình thành bào tử, các bào tử đảm nằm dưới mặt lá.Trong điều kiện thuận lợi: Ẩm độ ≥ 95% kéo dài ít nhất 3 giờ. Nấm xâm nhập vào mô lá khi có màn nước mỏng trên lá trong vòng 2 giờ ở nhiệt độ t°C = 17 – 24°C.Nấm có thể lây lan ra xa khoảng 700m nhờ gió hoặc nước, bào tử nấm chỉ có thể sống trong vòng 5 phút nếu ẩm độ ≤ 80%. Nhưng nó lại tồn tại đến 60 phút ở ẩm độ từ 80-90%, sau khi nhiễm từ 5-14 ngày sẽ thấy vết bệnh xuất hiện trên lá.Dấu hiệu của bệnh rỉ sắt là mặt dưới lá xuất hiện vệt màu xanh nhạt. Sau khi phát triển thành những nốt mụn màu trắng rồi chuyển sang màu vàng. Cây non thì dễ bị bệnh rỉ sắt hơn cây lớn.
Vết rỉ sắt làm cho mặt trên lá hơi lõm vào có màu xanh nhạt, còn mặt dưới của lá hình thành những nốt mụn (mụn cóc) xếp chồng lên nhau theo những vòng tròn đồng tâm. Tại thời điểm giao mùa hoặc thời tiết ban đêm khi độ ẩm cao, nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển.
Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ; chọn những giống kháng bệnh, cây con sạch bệnh; trồng đúng mật độ theo từng giống và từng mùa; ngắt lá bệnh và thu gom kịp thời; không tưới nước vào buổi chiều. Cần kiểm soát tốt nhiệt độ, độ ẩm tạo sự thông thoáng bên trong nhà kính sẽ hạn chế bệnh phát triển.
Có thể sử dụng các thuốc hóa học có hoạt chất Chitosan+oligo-alginate (2S Sea & See 12WP, 12DD); Oligosaccharins (Tutola 2.0AS) để phòng trừ
Như vậy, qua bài viết này các bạn cũng đã có thêm kiến thức về sâu bệnh hại trên hoa cúc và các biện pháp phòng trừ rồi. Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với phanvisinh.vn để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!