Trong môi trường đất có rất nhiều vi sinh vật sống cộng sinh cùng với rễ cây. Một trong những loại vi sinh vật đó chính là nấm Mycorrhizae. Vậy nấm rễ Mycorrhizae là gì? Mời các bạn cùng khám phá với phanvisinh nhé!
Xem thêm:
Phân vi sinh là gì? Cách sử dụng phân vi sinh như thế nào?
Nẫm rễ Mycorrhizae là gì?
Nấm rễ Mycorrhizae là một trạng thái cộng sinh giữa nấm và bộ rễ của các loại thực vật có mạch. Hiện tượng cộng sinh này đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng thực vật, sinh học đất và hóa học đất.
Cơ chế tác động của nấm rễ cộng sinh
Nấm rễ cộng sinh có khả năng định vị chất dinh dưỡng nhanh hơn rễ cây trồng. Từ đó sẽ hình thành các sợi nấm “hút” phân nhánh nhỏ trong chất mùn. Nó hấp thụ được dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu giống như rễ. Đặc biệt sợi nấm có thể hấp thụ được tốt hơn khi phospho ở dạng ít tan, làm tăng hiệu quả sử dụng phân lân trên cây trồng.
Nấm rễ có thể tiếp cận dinh dưỡng ở dạng mà cây không thể hấp thu trực tiếp, tách biệt với rễ cây. Nhờ vậy, cây chủ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, nhất là trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Nấm rễ cũng nhận lại những chất dinh dưỡng cần thiết phục vụ cho quá trình quang hợp của chúng.
Phân loại Micorrhizae
Nấm rễ cộng sinh được chia làm 2 loại:
- Ngoại cộng sinh: Ectomycorrhizae, EM. Nấm rễ ngoại cộng sinh là quần hợp nấm đảm và rễ cây gỗ, có sợi nấm bao quanh rễ dinh dưỡng chưa hóa gỗ. Loại nấm này gây nên những biến đổi bên ngoài vỏ rễ như: bộ rễ ngắn, to, giòn và có màu sắc khác nhau, tán rễ và biểu bì không có lông hút, bề mặt màng có nhiều sợ nấm kéo ra.
- Nội cộng sinh: Endomycorrhizae, AM. Loài nấm này hình thành ở 80% loài thực vật bậc cao. Sợi nấm xâm nhập vào bên trong của tế bào vỏ rễ thực vật nhưng không gây nên những biến đổi hình thái bên ngoài của vỏ rễ. Thông thường phía bên ngoài vỏ rễ còn có một phần sợi nấm nhưng không bao bề mặt vỏ rễ.
Ngoài ra, nấm rễ còn có các loài khác như:
- Nấm rễ giả (Psedomycorrhizae) xuất hiện ở các cây lá kim, nhất là những cây con vàng yếu, vườn ươm thiếu ánh sáng.
- Nấm rễ ngoại vi (Peritrophic mycorrhizae) là nấm chỉ phủ một lớp lưới sợi thưa ở bề mặt ngoài của rễ, nhưng không xâm nhiễm vào rễ hoặc xâm nhiễm ở mức nhẹ.
Lợi ích và ứng dụng
Lợi ích của nấm rễ Mycorrhizae
- Giảm khả năng ức chế do hạn hán, sốc khi chiết cành, thất thoát dinh dưỡng, cây chết do khi chuyển cây từ vườn ươm ra khu sản xuất, lượng nước tưới.
- Tăng hấp thụ lân, chất khoáng, năng suấ, khả năng ra hoa và đậu quả, sức đề kháng với côn trùng ăn lá, khả năng chống chịu lại các điều kiện bất lợi của môi trường (hạn hán, thiếu nước, đất chua, mặn kiềm,..), kiểm soát cỏ dại.
- Thúc đẩy hệ rễ, hấp thụ dinh dưỡng, khả năng tự nuôi sống của cây trồng, cải thiện cấu trúc đất qua việc tạo ra các chất hữu cơ và chất keo.
Ứng dụng của nấm rễ cộng sinh trong nông lâm nghiệp
Ở các nước như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, nấm rễ cộng sinh được dử dụng cho các vườn cà phê, tiêu, cao su, cọ dầu, các vườn cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
Các sản phẩm nấm cộng sinh được nghiên cứu để tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cho nhóm cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi. Bên cạnh đó trong canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nấm rễ cũng được sử dụng rộng rãi nhằm cải tạo cấu trúc đất.
Xem thêm: Nông nghiệp hữu cơ là gì? Một số điều cần biết về nông nghiệp hữu cơ
Nhờ việc sử dụng nấm rễ trong kỹ thuật canh tác mà năng suất cây trồng tăng lên. Bên cạnh đó, phân bón được cây trồng sử dụng một cách hiệu quả, hạn chế thất thoát và rửa trôi, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Cách sử dụng
Hiện nay trên thị trường các sản phẩm nấm rễ cộng sinh ở dạng bột mịn. Với kích thước siêu nhỏ và dễ dàng hòa tan trong nước, bạn có thể hòa nước tưới cho cây hoặc phun xịt xung quanh gốc đều được nhé.
Ngoài ra bạn có thể trộn với hạt giống, trộn với đất trồng hoặc sử dụng để ủ phân nhằm nâng cao chất lượng phân ủ. Nấm rễ cộng sinh cũng có thể hòa tan làm chất xử lý khi giâm cành, chiết cành, giúp ra rễ nhanh hơn hoặc rễ phát triển tốt hơn.
Thế giới vi sinh vật đất có rất nhiều loài mà ta chưa biết đến. Từ những nghiên cứu của các nhà khoa học giúp ta khám phá thêm những loài mới có ích cho canh tác nông nghiệp.
Xem thêm: Phân bón hữu cơ gồm những loại nào? Đặc điểm của từng loại
Trên đây là những thông tin về nấm rễ mycorrhizae mà phanvisinh chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm một kỹ thuật sử dụng phân bón hiệu quả hơn cho vườn của mình.