Sắt (Fe) được phân loại là một vi chất dinh dưỡng, được cây trồng cần với số lượng ít hơn so với các chất dinh dưỡng đa lượng hay trung lượng. Tuy nhiên đừng để việc phân loại gây nhầm lẫn vì sắt rất quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Trong số các vi chất dinh dưỡng, sắt là cần thiết với hàm lượng lớn nhất. Để hiểu rõ hơn vai trò của sắt đối với cây trồng, sau đây các bạn cùng phanvisinh.com tìm hiểu nhé.
Xem thêm: https://namix.vn/cach-su-dung-tung-loai-phan-phan-huu-co-hieu-qua/
1. Sắt trong cây trồng
Cây trồng hấp thu sắt chủ yếu ở hai dạng Fe2+và Fe3+
- Dạng Fe2+ được hấp thu và tồn tại nhiều trong cây trồng. Do sắt ở hình thức này là tương đối hòa tan nhưng lại dễ dàng bị oxy hóa thành Fe3+, sau đó bị kết tủa.
- Dạng Fe3+ không hòa tan trong môi trường có pH trung tính và kiềm.
Cơ chế chính trong hấp thu sắt ở thực vật:
- Rễ cây sản sinh ra các proton (H+), làm giảm pH ở vùng rễ, tăng tính hòa tan của sắt.
- Rễ cây tiết ra các hợp chất được gọi là siderophores. Nó có khả năng “chelation” nhằm “kìm sắt” để tăng khả năng hấp thu sắt.
2. Vai trò của Sắt đối với cây trồng
- Mặc dù cây trồng cần một lượng nhỏ, nhưng vai trò của sắt đối với cây trồng rất quan trọng. Fe tham gia vào nhiều hợp chất quan trọng và các quá trình sinh lý ở thực vật.
- Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp và duy trì diệp lục trong cây. Thành phần chủ yếu của nhiều enzim, với chức năng nhất định trong quá trình chuyển hóa diệp lục tố. Sự tham gia của Fe trong quá trình tổng hợp chất diệp lục là lý do gây ra hiện tượng úa (vàng) do thiếu Fe.
- Sắt được tìm thấy trong một số protein trong thực vật, như các cytochromes. Bên cạnh đó sắt cũng được liên kết với một số protein như ferredoxin.
- Ngoài những vai trò của sắt đối với cây trồng nêu trên, sắt còn có vai trò chủ yếu trong sự chuyển hoá axit nucleic, ảnh hưởng đến chuyển hoá RNA trong cây.
- Sắt giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang tổng hợp trong hợp chất hữu cơ (gluxit, protein và các chất điều hòa sinh trưởng).
Vai trò của sắt đối với cây trồng khi thiếu sắt
Thiếu sắt không chỉ do đất hoặc con người cung cấp sắt không đủ.
- Đất có pH > 7,2 thường dẫn đến thiếu Fe vì dưới những điều kiện pH tăng cao này Fe phần lớn ở dạng oxit và đất không có sẵn.
- Đất chua cũng có thể dẫn đến thiếu Fe do sự cạnh tranh của mangan với sự hấp thu Fe. Nồng độ Ca và cacbonat cao trong đất do bón vôi quá nhiều cũng có thể dẫn đến sự thiếu hụt Fe do pH cao (Fe khó hòa tan hơn) và sự cạnh tranh của Ca với sự hút Fe của rễ.
Vì vậy, ở trong môi trường đất kiềm và môi trường đất có chứa nhiều calcium, cây thường biểu hiện triệu chứng thiếu sắt.
Các triệu chứng thiếu sắt
- Thường bao gồm lá vàng hoặc úa trước tiên ở các lá non nhất, đỉnh và mép lá giữ màu xanh lâu nhất sau đó mới dần chuyển sang các lá già hơn.
- Thường xuất hiện giữa các gân, gân chính của lá còn xanh. Nếu cây thiếu sắt nặng, toàn bộ thịt và gân lá chuyển vàng và cuối cùng trở thành trắng nhợt dẫn đến cây bị úa.
Có thể xác định cây có thiếu vi lượng sắt hay không, có thể dùng dung dịch sunfat sắt 1% phun cho cây trồng. Trong 2 tuần, nếu thấy cây có sự chuyển xanh thì chứng tỏ thiếu sắt và cây cần bổ sung sắt.
Đặc biệt có hiệu lực rất rõ với những cây đang có nhiều lá non. Sự phát triển của diệp lục tố làm tái sinh lại màu xanh của lá, tuy vậy có thể xuất hiện một số đốm trắng.
Ảnh hưởng của sắt đối với cây trồng khi thừa sắt
Vai trò của sắt đối với cây trồng là rất quan trọng, tuy nhiên việc cây hút quá nhiều sắt sẽ khiến cây bị ngộ độc sắt ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
Ngộ độc sắt xảy ra do pH môi trường trồng trọt thấp hoặc do bón quá nhiều sắt.
Cây lúa bị ngộ độc sắt
Triệu chứng
- Triệu chứng thường thấy là cây lúa có màu hơi vàng, trên lá già xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu. Sau đó lan dần từ chóp lá trở xuống, dần dần cả lá trở màu nâu, bầm tím, vàng hoặc cam.
- Cây lúa ngộ độc sắt nặng thì tất cả các lá trở nên nâu và những lá già bị rụi sớm. Cây lúa lùn lại và kém nở bụi. Nếu nhỗ bụi lúa lên kiểm tra sẽ thấy rễ thưa, ngắn, có màu nâu đậm và quăn queo.
- Do bộ rễ kém phát triển nên khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây bị hạn chế. Như vậy khiến cây lúa bị suy dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài cây lúa sẽ bị suy kiệt dần, chết rải rác hoặc từng chòm.
Biện pháp khắc phục
- Nên xả bỏ bớt nước trên ruộng kết hợp thay nước mới.
- Dùng phân lân để bón; các loại phân bón lá hữu cơ và có hàm lượng lân cao phun trên lá. Chất lân sẽ có tác dụng hạ phèn, cố định chất sắt lại. Ngoài ra chất lân còn làm giảm tổn thương cho bộ rễ và nuôi dưỡng bộ rễ.
- Không bón phân đạm hay phân bón lá có hàm lượng đạm cao khi cây đang bị ngộ độc sắt.
3. Nguồn Cung Cấp Sắt cho cây trồng
Sắt trong đất
- Hàm lượng khá cao, khoảng 10% và thường ở dạng các hợp chất oxit, hidroxit, photphat và các silicat.
- Trong môi trường đất thoáng khí, hữu cơ có tính kiềm thì sắt ở hóa trị III. Còn trong điều kiện ngập nước, chua thì sắt thường ở dạng hóa trị II.
- Có thể bổ sung sắt cho cây bằng cách bón qua rễ hoặc phun qua lá như: phân bón lá Tano 601,…
Các loại nguyên liệu để sản xuất phân có chứa sắt
- Sắt (II) sunfat (FeSO4.7H2O): 20% Fe
- Sắt (III) sunfat (Fe2(SO4)3.4H2O): 20% Fe
- Sắt (II) cacbonat (FeCO3.2H2O): 42% Fe
- Phân sắt chelate (EDTA-Fe): 13% Sắt Chelate
Nguồn: sưu tầm và biên soạn
Xem thêm: Thành phần chất hữu cơ trong đất và vai trò của chúng
Vậy là bạn đã biết vai trò của sắt đối với cây trồng như thế nào? Hy vọng qua bài viết này của phanvisinh.vn sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ tầm quan trọng của sắt đối với cây trồng. Cũng như cách nhận biết khi cây trồng thiếu sắt để bổ sung cho cây kịp thời.