Mangan (Mn) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng, mặc dù cần thiết với một lượng nhỏ, nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp. Thiếu Mangan làm giảm tốc độ sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng và hạn chế sản lượng cũng như chất lượng. Trong bài này cùng phanvisinh sẽ tìm hiểu rõ hơn về vai trò của mangan đối với cây trồng khi thiếu hoặc thừa Mangan.
Vai trò của mangan đối với cây trồng
Vai trò của Mangan đối với chức năng sinh lý của cây trồng
Mn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp. Mn tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp. Do đó, khi thiếu Mn sẽ làm giảm khả năng quang hợp, ngay cả khi không có các biểu hiện trên lá. Ảnh hưởng tiêu cực của việc thiếu Mn trong quang hợp dẫn đến giảm rõ rệt nồng độ đường hòa tan trong các bộ phận khác nhau của cây trồng. Quang hợp kém là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm sản lượng chất khô và năng suất trong điều kiện thiếu Mn.
Xem thêm:https://phanvisinh.vn/vai-tro-cua-sat-doi-voi-cay-trong/
Vai trò của Mangan đối với khả năng miễn dịch cho cây trồng
Tổng hợp lignin: Mn kích hoạt enzym xúc tác quá trình sinh tổng hợp lignin và phytoalexin. Lignin đóng vai trò như một rào cản chống lại sự lây nhiễm mầm bệnh. Sự suy giảm sinh tổng hợp lignin ở thực vật thiếu Mn, đặc biệt là ở rễ, có liên quan đến sự gia tăng sự tấn công của mầm bệnh, đặc biệt là nấm sinh ra trong đất.
Enzyme peroxidase, tạo ra hydrogen peroxide, là một enzyme phụ thuộc Mn góp phần chống lại mầm bệnh. Hydro peroxit không những giúp ổn định thành tế bào, mà còn được cho là độc hại trực tiếp đối với mầm bệnh (Heine và cộng sự 2011), và do đó hoạt động như một chất diệt nấm (Graham và Webb, 1991).
Mn góp phần rất lớn vào khả năng chống chịu của thực vật đối với các điều kiện bất lợi của môi trường như sự khắc nghiệt mùa đông, căng thẳng tầng ôzôn, mặn và hạn hán. Nếu thiếu Mn không được phòng ngừa, phát hiện sớm và khắc phục, các triệu chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trên cây trồng.
Biểu hiện cây thiếu Mangan
Sự thiếu hụt Mangan xảy ra ở nhiều loại điều kiện đất khác nhau bao gồm đất bị phong hóa, đất có hàm lượng Mangan thấp, đất cát, đất trồng trọt hoặc bón vôi, sử dụng quá nhiều N hoặc P và than bùn hoặc đất đen với hàm lượng chất hữu cơ cao.
Ngoài ra thiếu Mangan còn do sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt.
Các triệu chứng điển hình của thiếu Mn bắt đầu từ những lá non, màu vàng giữa những gân lá. Đôi Khi xuất hiện của các đốm nâu/đen dọc theo các gân lá sẽ trở nên rõ ràng và nó dễ nhận thấy hơn ở mặt dưới của lá. Nếu không được khắc phục kịp thời, các vết bệnh không đều có màu nâu xám kết hợp với nhau dẫn đến hiện tượng lá bị xẹp (triệu chứng đốm xám).
Vì Mn tương đối bất động trong thực vật, các triệu chứng thiếu hụt đầu tiên phát triển trên các đỉnh sinh trưởng và lá non. Các triệu chứng phổ biến là úa lá hoặc vàng ở kẽ lá, đầu tiên phát triển ở mép lá.
Đậu nành thiếu mangan, phần thịt của các lá non và lá giữa chuyển vàng trắng, xuất hiện các đốm nâu trên lá, hạt có đốm nâu hoặc bị rỗng. Ở cà chua, các gân lá vẫn có màu xanh và các gân mỏng, trong khi mô giữa các gân lá ngày càng trở nên vàng khi sự thiếu hụt trở nên trầm trọng hơn.
Cách nhận biết cây trồng thiếu Mangan hay magie
Cả magie và mangan đều là những khoáng chất thiết yếu, nhưng chúng có những đặc tính rất khác nhau. Magie là một phần của phân tử diệp lục. Cây thiếu magie sẽ xanh tái hoặc vàng. Cây bị thiếu magie sẽ có dấu hiệu vàng đầu tiên trên các lá già gần phía dưới của cây. Trong khi đó Mangan không phải là một phần của chất diệp lục. Các triệu chứng của sự thiếu hụt mangan rất giống với magie vì mangan tham gia vào quá trình quang hợp. Các lá trở nên vàng và cũng có hiện tượng úa ở các kẽ lá. Tuy nhiên, mangan ít di động hơn trong cây trồng so với magie, do đó các triệu chứng thiếu hụt xuất hiện đầu tiên trên các lá non.
Các vấn đề khác như thiếu sắt, tuyến trùng, và tổn thương do thuốc diệt cỏ cũng có thể khiến lá bị vàng.
Sự thiếu hụt được kiểm soát bằng cách sử dụng sunphat mangan bón đất hoặc phun qua lá.
Như vậy chúng ta đã biết sự thiếu hụt Mn ảnh hưởng đến cây trồng của bạn như thế nào. Vậy cây trồng sẽ ra sao khi bị ngộ độc Mangan, cùng phanvisinh tìm hiểu tiếp nhé.
Biểu hiện của cây trồng ngộ độc Mangan
Hiện tượng này thường xuất hiện ở các vùng đất phèn và đi đôi với độc sắt, đất chua trũng yếm khí. Mangan cũng là một thành phần của một số loại thuốc diệt nấm, và có thể tích tụ khi sử dụng nhiều lần các loại thuốc diệt nấm này, đặc biệt là đối với các loại cây trồng trên đất cát.
Nguyên nhân: nhiễm độc Mangan là do mức độ pH của đất dưới 5,6. Ở pH bình thường mangan bị các hạt keo đất giữ lại, khi mưa xuống pH hạ xuống thấp, Magan sẽ di động được cây hấp thụ vào tế bào với nồng độ rất cao. Hàm lượng mangan từ 800-900 ppm trở lên trong mô lá thường là độc hại. Thiệt hại do nhiễm độc mangan có thể rất nặng và kéo dài cả tuần sau đó. Khắc phục bằng biện pháp bón vôi cho đất.
Triệu chứng: Giống như độc tính boron, độc tính mangan gây ra các điểm hoại tử xuất hiện trên các lá già. Nhiễm độc mangan cũng thường gây ra hiện tượng úa lá (màu tái hoặc vàng).
Các triệu chứng trên các lá già bắt đầu bằng sự xuất hiện của các mảng mô nhạt màu nhỏ, có hình dạng bất thường ở các vùng giữa các đốt. Các vết hoại tử thường tập trung nhiều hơn về phía ngọn và mép lá. Chúng nằm rải rác trong mô giữa các đốt và thường không tạo thành sự liên kết đều đặn giữa các gân chính, như được thấy trong trường hợp nhiễm độc boron hoặc nhiễm mặn. Vết bệnh hoại tử nhân lên và lan rộng cho đến khi chiếm gần hết diện tích lá. Các lá bị bệnh cuối cùng chuyển sang màu vàng và bị rụng.
Xem thêm: https://namix.vn/phan-vi-sinh-la-phan-gi/
Chúng ta vừa tìm hiểu xong vai trò của mangan đối với cây trồng mà phanvisinh chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để chăm sóc cho cây trồng của mình tốt hơn.