Trong canh tác nông nghiệp có hàng loạt phân bón khác nhau. Mỗi loại có những tên gọi và công dụng khác nhau. Chúng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau và được hình thành theo những cách khác nhau. Chủ yếu có hai loại chính trong nông nghiệp là phân hữu cơ và phân vô cơ. Chúng khác nhau từ tên gọi nhưng đều có công dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Cùng nhau tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại phân này nhé!
1. Phân vô cơ
Phân bón vô cơ (phân hóa học) hay còn gọi là phân bón khoáng, là những hóa học có chứa từ một hoặc nhiều các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết dưới dạng muối khoáng được bón vào đất cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Phân loại
Gồm có 3 loại chủ yếu phân đạm(N), phân lân(P), phân kali(K)
Tác dụng
- Thúc đẩy và tăng năng suất cây trồng, việc sử dụng giúp cây trồng bộc phát mạnh mẽ.
- Bón phân hoá học với liều lượng hợp lý làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật có ích. Làm tăng cường sự khoáng hoá chất hữu cơ có sẵn trong đất, chuyển độ phì tự nhiên của đất thành độ phì thực tế.
- Đạm Tổng hợp protein cấu tạo tế bào cây, tạo sinh khối phát triển thân, cành, lá.
- Lân phát triển bộ rễ, kích thích ra hoa, đậu quả, và chất lượng của hạt giống.
- Kali giúp tăng sức đề kháng, giúp cây chống chịu điều kiện không thuận lợi như hạn hán.
2. Phân hữu cơ
Phân bón hữu cơ là hợp chất hữu cơ có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng. Được hình thành từ chất thải động vật, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, các chất thải sinh hoạt,… Được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp, là thành phần không thể thiếu khi canh tác trồng trọt. Giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng của cây. Đồng thời giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất, góp phần bảo vệ môi trường.
Phân loại
Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính
- Phân bón hữu cơ truyền thống như: phân chuồng, phân xanh, phân rác,phân trùn quế,….
- Phân bón hữu cơ công nghiệp như: phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng.
Tác dụng
- Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây
- Phân hữu cơ khi bón vào đất tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có ích phát triển, hạn chế vi sinh vật gây hại.
- Kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng
- Giúp cải tạo đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất.
- Tăng sức đề kháng cho cây trồng
- Giúp nâng cao chất lượng nông sản.
- Giúp nhà nông tiết kiệm chi phí và nước tưới
Sự khác biệt
- Về nguồn gốc: Phân hữu cơ có nguồn từ tự nhiên, phân bón vô cơ được xử lý từ những quy trình biến đổi hóa học
- Về thành phần: Phân bón hữu cơ gồm các chất hữu cơ từ động thực vật, phân bón vô cơ gồm các hạt khoáng nguyên tố dinh dưỡng.
- Độ phân giải: Phân vô cơ giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn phân hữu cơ
- Tác dụng với môi trường đất: Phân hữu cơ làm tăng kết cấu đất, độ phì nhiêu và cải thiện môi trường đất. Phân bón vô cơ có nguồn gốc từ acid nên sẽ làm chua đất, giảm độ pH, đất đai bị nhiễm độc, tích luỹ các kim loại nặng, phá vỡ cấu trúc đất.
- Đối với người dùng: Phân vô cơ có nhiều chất gây độc hại đến sức khỏe người dùng hơn phân hữu cơ.
- Về liều lượng sử dụng: Nếu bón quá liều phân bón vô cơ sẽ gây ngộ độc cây trồng, ảnh hưởng đến môi trường đất. Phân hữu cơ nếu dùng dư sẽ tăng kết cấu đất và giúp cây hấp thụ tốt dinh dưỡng
- Phân bón hữu cơ phải trải qua quá trình ủ mới sử dụng được. Phân bón vô cơ đã được xử lý nên có thể sử dụng bón ngay cho cây
- Chi phí sử dụng: Phân hữu cơ giúp nông dân tiết kiệm nhiều chi phí hơn khi dùng phân bón vô cơ.
- Phân bón vô cơ gây ức chế sự phát triển của một số vi sinh vật có lợi cho cây. Phân hữu cơ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển đất tơi xốp hơn.
Phân bón đóng vai trò cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Trong tất cả các loại phân hữu cơ hay vô cơ đều mong muốn mang lại nhiều nhất các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng của cây. Tuy nhiên chi phí và tính ảnh hưởng đến môi trường của phân bón vô cơ khá cao. Hiện nay, nông nghiệp sạch đang phát triển, nông dân có hướng đến các sản phẩm từ tự nhiên nhiều hơn. Ngày càng sử dụng các loại phân hữu cơ, các sản phẩm đất sạch để đảm bảo sức khỏe người dùng và có sản phẩm an toàn chất lượng hơn.
Xem thêm: