Các loại phân bón hữu cơ, vô cơ là những thành phần không thể thiếu khi canh tác trồng trọt. Ngoài các loại trên thì hiện nay phân vi sinh cũng được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Phân bón vi sinh đã được sử dụng nhiều vì bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu chất lượng cây trồng. Ngoài ra còn giúp cải thiện môi trường sinh thái và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng. Tác dụng từng loại phân vi sinh có tác động khác nhau đến cây trồng, nhưng đều giúp cây phát triển nhanh
Khái niệm phân bón vi sinh
Phân bón vi sinh là loại phân bón có chứa các vi sinh vật có ích. Được dùng bón vào đất khi canh tác trồng cây. Phân bón cung cấp các chất giúp đất phân giải các chất đạm, các chất dinh dưỡng giúp cây hấp thụ cây dưỡng chất, vitamin,…
Phân loại
Phân bón vi sinh bao gồm nhiều loại khác nhau với những tên gọi khác nhau
- Phân bón VSV cố định đạm
- Phân bón VSV chuyển hóa và phân giải lân (photpho)
- Phân bón VSV phân giải chất mùn/ hợp chất hữu cơ (xenlulozo)
- Phân bón VSV kích thích, điều hòa tăng trưởng cây
- Phân bón VSV phân giải silicat
- Phân bón tăng cường hấp thu photpho, Kaili, sắt, mangan cho thực vật
- Phân bón ức chế VSV gây bệnh
- Phân bón chất giữ ẩm polysacarit
Tác dụng từng loại
1/ Phân bón VSV cố định đạm
Các vi sinh vật trong phân sẽ chuyển hóa lượng nitơ trong đất và trong không khí cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Cố định nitơ từ không khí thành các hợp chất nito dùng cho đất và cây trồng, bổ sung đạm cho rễ cây. Giảm tỷ lệ sâu bệnh, tăng khả năng chống chịu, cải tạo đất, giúp cân bằng dinh dưỡng hữu cơ. Phân bón VSV cố định đạm dễ bị bay hơi, dễ hoa tan và bị rửa trôi khi gặp mưa dầm. Có thể sử dụng bón trực tiếp vào đất, tẩm phân vào hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng.
2/ Phân bón VSV chuyển hóa và phân giải lân (photpho)
Photpho rất cần thiết đối với cây trồng, hình thành màng tế bào, làm nhanh quá trình chín quả ở cây, tăng sự phát triển của rễ. Cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất. Phân bón phân giải các hợp chất lân khó tan thành dễ tan cho cây dễ dàng sử dụng. Giúp nâng cao năng suất cây trồng đồng thời tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh hại.
3/ Phân bón VSV phân giải chất mùn/ hợp chất hữu cơ (xenlulozo)
Phân bón chứa các chủng vi sinh sử dụng xenlulozo để phát triển và sinh trưởng. Giúp đất tăng độ màu mỡ, tăng kết cấu đất, giúp cây phát triển ổn định, tăng năng suất cây trồng.
4/ Phân bón VSV kích thích, điều hòa tăng trưởng cây
Gồm một nhóm nhiều loài vi sinh vật khác nhau, trong đó có vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn,… VSV này có tác động tổng hợp lên cây. Làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất. Tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt. Thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh.
5/ Phân bón VSV phân giải silicat
Là các VSV tiết ra hợp chất có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá…Để giải phóng ion kali, ion silic trong môi trường cho cây dễ dàng sử dụng.
6/ Phân bón vi sinh tăng cường hấp thu photpho, Kaili, sắt, mangan cho thực vật
Trong phân bón có chứa VSV có ích (chủ yếu là nhóm nấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn…) trong quá trình sinh trưởng, phát triển, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có khả năng tăng cường hấp thu các ion khoáng của cây.
7/ Phân bón vi sinh ức chế VSV gây bệnh
Chứa VSV tiết ra các hợp chất kháng sinh hoặc phức chất siderophore có tác dụng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác cho cây trồng.
8/ Phân bón vi sinh chất giữ ẩm polysacarit
Có chứa VSV tiết ra các polysacarit có tác dụng tăng cường liên kết các hạt khoáng, sét, limon trong đất. Phân bón này rất có ích cho đất và cây trồng trong thời điểm khô hạn.
Phân bón vi sinh rất dễ sử dụng, có thể bón trực tiếp vào đất hoặc trộn chúng với hạt giống, tẩm vào hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng. Ngày nay, nhu cầu sử dụng phân vi sinh là rất lớn vì có thể thay thế các loại phân hóa học. Giảm được tình trạng ô nhiễm môi trường, cân bằng môi trường đất xung quanh cây. Tác dụng chung từng loại đều cung cấp dinh dưỡng, khoáng chất giúp cây phát triển ổn định lâu dài. Hiện nay có thêm các loại đất sạch, các giá thể cao cấp giúp cho việc làm nông được dễ dàng hơn.
Xem thêm