Phân hữu cơ sinh học dần thay thế cho phân hóa học bởi hiệu quả vượt trội mà nó mang lại. Với sự phát triển của ngành nông nghiệp hữu cơ, những phân bón hữu cơ có nguồn gốc sinh học được tin dùng. Vậy sau đây chúng ta cùng tìm hiểu phân bón hữu cơ sinh học là gì? Cũng như cách sử dụng nó như thế nào nhé.
Phân bón hữu cơ sinh học là gì?
Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón có nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên là chủ yếu (có thể có thêm than bùn). Chúng được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp.
Trong quá trình sản xuất không thể thiếu sự tham gia của nhiều chủng vi sinh vật. Sự hoạt động các vi sinh vật này tiêu diệt các mầm móng sâu bệnh có trong nguyên liệu.
Các loại phân bón hữu cơ sinh học
Dựa theo công dụng, thành phần và hàm lượng dưỡng chất. Phân bón hữu cơ sinh học được chia làm 7 loại:
Cố định đạm
Chứa các vi sinh vật (tự do hoặc cộng sinh) có khả năng cố định các hợp chất Ni tơ trong không khí. Chúng chuyển ni tơ dạng khó hấp thu sang dạng dễ hấp thu cho cây trồng.
Vi sinh vật cố định đạm tự do: có khả năng cố định đạm trong đất mà không cần vật chủ (clostridium, azotobacter,…)
Vi sinh vật cố định đạm cộng sinh: có khả năng cố định đạm trong đất nhưng phải cộng sinh với vật chủ là cây trồng. Như Rhizobium cộng sinh với cây họ đậu.
Ngoài ra, có một số loại vi sinh vật vừa có khả năng cố định đạm tự do và cố định đạm cộng sinh
Phân giải lân
Chứa vi sinh vật có khả năng phân giải lân khó tan trong đất sang dạng dễ tan.
Phân giải Kali, Silic
Các vi sinh vật như B.subtilis, Bacillus circulans,… có khả năng phân hủy các hợp chất (silicat,…) thành dạng cây có thể hấp thụ là ion Kali, Silic.
Phân giải chất hữu cơ xenlulô
Streptomyces, bacillus, Trichoderma,… có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ, phân chuồng tươi hay xác bả thực vật.
Ức chế vi sinh vật gây bệnh
Thông qua các vi sinh vật có khả năng đối kháng hay ký sinh, thiên địch hoặc tiết ra các chất kìm hãm, ức chế các vi sinh vật gây hại cho cây trồng.
Cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng
Chứa chủng vi sinh Bacillus sp. có khả năng hòa tan Zn, Si,… sang dạng dễ hấp thu cho cây trồng.
Sản xuất các chất kích thích sinh trưởng
Các vi sinh vật như Pseudomonas, Azotobacter,…. có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng cây trồng hấp thu và sinh trưởng tốt.
Tác dụng của phân bón hữu cơ sinh học là gì?
Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất đa trung vi lượng thiết yếu cho cây trồng
Có thể sử dụng cho tất cả các thời kỳ từ giai đoạn mới trồng đến khi nuôi quả
Tận dụng từ nguồn nguyên liệu có sẵn, giảm chi phí đầu tư cho phân bón hóa học.
Phân bón này ít độc hại và không gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm an toàn với người sử dụng và động vật.
Kích thích hoạt động của các vi sinh vật đất làm đất tơi xốp, nâng cao độ phì, màu mỡ.
Tiêu diệt các mầm mống sâu bệnh tồn tại trong đất
Cung cấp một số chất kháng sinh kích thích cây trồng miễn dịch, khắc chế sâu bệnh hại.
Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây trồng. Vì các vi sinh vật phân giải các chất cây trồng khó hấp thu sang dạng dễ hấp thu.
Ngoài ra, phân hữu cơ sinh học còn cân bằng độ pH, kích thích sự phát triển của bộ rễ
Xem thêm: https://namix.vn/phan-bon-la-my-pham-lam-dep-cho-hoa-hong/
Cách bón phân hữu cơ sinh học
Tùy thuộc vào loại đất, loại cây trồng, loại phân, tập quán canh tác, thời tiết khí hậu. Từ đó mà dùng liều lượng cho phù hợp.
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng trên bao bì. Tạo điều kiện thuận lợi để các hệ vi sinh vật có trong phân hoạt động hiệu quả nhất.
Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón hữu cơ này
Thuốc bảo vệ thực vật, các loại hóa chất độc hại nếu kết hợp với phân bón hữu cơ sinh học, thì phải cân nhắc. Vì chúng có thể tiêu diệt hoặc ức chế hoặc gây chết các vi sinh vật có lợi. Như vậy làm giảm hiệu quả của phân bón sinh học.
Nếu phân hóa học bón dư thừa hay bón không đúng cách có nguy cơ tồn dư trong đất. Phân bón hóa học cũng có những tác động không tốt đến hoạt động của các vi sinh vật.
Nhiệt độ khắc nghiệt hay các loại đất (đất chua, đất phèn, mặn) đều có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của vi sinh vật.
Cách làm phân bón hữu cơ sinh học
Bước 1: xác định làm loại phân bón hữu cơ sinh học nào, để quyết định loại vi sinh vật nào sẽ có trong phân bón.
Bước 2: phân lập và tuyển chọn vi sinh vật.
Bước 3: chuẩn bị nguyên vật liệu và chọn phương pháp lên men.
Bước 4: Tạo môi trường lên men để nhân sinh khối. Tìm ra điều kiện cho vi sinh vật sinh trưởng nhanh chóng. Và đáp ứng tốt với các điều kiện sử dụng phân bón ngoài cánh đồng.
Bước 5: Đem vào thử nghiệm và tiến hành sản xuất.
Bước 6: tiến hành thử nghiệm trên diện rộng với các điều kiện khác nhau để phân tích hiệu quả khi áp dụng vào thực tế sản xuất.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong phân bón hữu cơ sinh học là gì? Cũng như một số thông tin cần biết về loại phân bón này. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của nhé chúng tôi nhé, phanvisinh.vn sẽ giới thiệu cho bạn hiểu biết thêm về nhiều loại phân bón khác nhau.
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phân vi sinh và cách sử dụng loại phân này hiệu quả trong nông nghiệp nhé.