Hiện đang có rất nhiều loại phân bón dùng trong nông nghiệp với các tên gọi rất khác nhau. Chủ yếu có hai nhóm chính bao gồm nhóm phân bón tự nhiên thành phần có nguồn gốc tự nhiên. Và một nhóm gồm các loại phân có nguồn gốc từ các thành phần hóa học được gọi là phân vô cơ. Mỗi loại đều có những tác dụng tốt cho sự phát triển của cây trồng. Nhưng hiện nay thị trường nông nghiệp Việt Nam đang hướng đến nông nghiệp sạch nên các nguyên liệu bón cho cây đều ưu tiên sử dụng từ tự nhiên. Từ đó các loại phân bón có nguồn gốc từ tự nhiên dần chiếm ưu thế hơn
Phân bón tự nhiên bao gồm các loại phân bón có thành phần từ những nguyên liệu tự nhiên. Khi sử dụng cho cây trồng vừa nâng cao chất lượng nông sản vừa bảo vệ môi trường. Chúng ta cùng tìm hiểu về từng loại nhé!
Phân bón tự nhiên bao gồm
Phân bón tự nhiên bao gồm các phân hữu cơ, phân compost, phân vi sinh
1/ Phân hữu cơ
Khái niệm phân hữu cơ
Phân hữu cơ là những hợp chất có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng. Được hình thành từ chất thải động vật, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, các chất thải sinh hoạt,… Sử dụng phổ biến trong nông nghiệp giúp cải tạo đất, tăng độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất. Chúng cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển lâu dài của cây. Đồng thời giúp cây hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng tự nhiên. Hơn thế nữa giúp cải tạo môi trường đất xung quanh cây trồng. Góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe người dùng.
Các loại phân hữu cơ
Dựa theo nguồn gốc và quá trình hình thành, được chia thành 2 loại chủ yếu:
- Phân hữu cơ truyền thống: phân chuồng, phân rác, phân xanh,…Chủ yếu dùng để bón lót
- Phân hữu cơ công nghiệp: phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng. Chủ yếu dùng để bón lót và bón thúc
Tác dụng của phân hữu cơ
Phân hữu cơ khi bón vào cây sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bền vững cho cây. Giúp cây trồng phát triển ổn định và cân đối. Tăng hàm lượng dinh dưỡng nông sản, an toàn cho người dùng. Cung cấp chất mùn cho đất, tăng dưỡng chất, cải tạo môi trường đất xung quanh, cân bằng hệ sinh vật. Chất mùn trong phân làm tăng tính kết cấu đất, bảo vệ cấu trúc đất, hạn chế xói mòn rửa trôi đất. Cải tạo môi trường đất xung quanh, cải thiện lý, sinh, hóa của đất trở nên tốt hơn, tăng độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất. Bảo vệ môi trường xung quanh do các chất tự phân hủy vào đất, không gây độc hại cho sức khỏe người dùng và các sinh vật xung quanh.
2/ Phân vi sinh
Khái niệm phân vi sinh
Phân vi sinh là loại phân bón có chứa các vi sinh vật có ích. Được dùng bón vào đất khi canh tác trồng cây. Phân bón cung cấp các chất giúp đất phân giải các chất đạm, các chất dinh dưỡng giúp cây hấp thụ cây dưỡng chất, vitamin,…
Các loại phân vi sinh
- Phân bón VSV cố định đạm
- Phân bón VSV chuyển hóa và phân giải lân (photpho)
- Phân bón VSV phân giải chất mùn/ hợp chất hữu cơ (xenlulozo)
- Phân bón VSV kích thích, điều hòa tăng trưởng cây
- Phân bón VSV phân giải silicat
- Phân bón vi sinh tăng cường hấp thu photpho, Kaili, sắt, mangan cho thực vật
- Phân bón vi sinh ức chế VSV gây bệnh
- Phân bón vi sinh chất giữ ẩm polysacarit
Tác dụng của phân vi sinh
Phân vi sinh giúp giảm tỷ lệ sâu bệnh, tăng khả năng chống chịu, cải tạo đất, giúp cân bằng dinh dưỡng hữu cơ. Giúp nâng cao năng suất cây trồng đồng thời tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh hại. Giúp đất tăng độ màu mỡ, tăng kết cấu đất, giúp cây phát triển ổn định, tăng năng suất cây trồng. Làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất. Tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt. Có tác dụng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác cho cây trồng.
3/ Phân compost
Bên cạnh phân hữu cơ thì trên thế giới hiện nay cũng có một loại gần giống như phân hữu cơ với tên gọi khoa học hơn đó chính là phân compost
Phân compost là gì?
Phân compost hay còn được gọi với tên quen thuộc phân bón hữu cơ. Là các chất hữu cơ đã được phân hủy và tái chế thành một loại phân bón để cải tạo đất. Phân hữu cơ là một thành phần quan trong trong canh tác nông nghiệp. Chúng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cây phát triển lâu dài và ổn định. Đồng thời, phân hữu cơ còn giúp cải tạo đất, bảo vệ môi trường xung quanh,…
Tác dụng của phân compost
Phân compost được sử dụng giúp cây hấp thụ được những chất dinh dưỡng lâu dài. Cung cấp chất mùn cho đất, tăng dưỡng chất, cải tạo môi trường đất xung quanh, cân bằng hệ sinh vật. Chất mùn trong phân làm tăng tính kết cấu đất, bảo vệ cấu trúc đất, hạn chế xói mòn rửa trôi đất. Tác dụng cũng tương tự như phân hữu cơ, góp phần cải tạo môi trường đất và cân bằng hệ sinh thế xung quanh cây
Lợi ích của phân bón tự nhiên
Phân bón tự nhiên khi bón vào cây sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bền vững và ổn định lâu dài cho cây. Giúp đất thêm tơi xốp, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt cho cây. Tăng hàm lượng dinh dưỡng nông sản, an toàn cho người dùng. Giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh và với những bất lợi từ thời tiết. Giúp đất tăng độ màu mỡ, tăng kết cấu đất, giúp cây phát triển ổn định, tăng năng suất cây trồng. Làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất. Bảo vệ môi trường xung quanh do các chất tự phân hủy vào đất, không gây độc hại cho sức khỏe người dùng và các sinh vật xung quanh.
Với những ưu điểm nổi trội từ việc sử dụng các loại sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên mang lại, bà con nông dân đã tin dùng nhiều hơn. Luôn chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để mang đến hiệu quả cao chất lượng cao. Các sản phẩm đất sạch, giá thể thay thế tro trấu, như perlite, vermi dần có mặt trong nông nghiệp. Chúng không những giúp ích cho sự phát triển dài lâu của cây. Chúng còn giúp nhà nông tiết kiệm khá nhiều chi phí và công sức. Việc sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc tự nhiên giúp đạt chất lượng tốt mà còn góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Xem thêm: