Chúng ta thường hay nhắc đến phân vi sinh với những công dụng tuyệt vời khi sử dụng chúng. Vậy phân vi sinh là gì? Những loại phân vi sinh này có vai trò như thế nào đối với cây trồng. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
Phân vi sinh là gì?
Phân vi sinh là loại phân bón chứa các vi sinh vật hữu ích với mật số cao. Khi bón vào đất vi sinh vật sẽ phát triển và chuyển hóa thành chất dinh dưỡng trong đất theo chiều hướng có lợi cho sự hấp thu của cây trồng.
Phân vi sinh thuộc nhóm phân hữu cơ. Ngoài ra, một loại phân hữu cơ khác cũng chứa vi sinh nhưng với mật số thấp hơn đó là, phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ vi sinh,..
Xem thêm: Một số lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ
Các loại phân vi sinh thường gặp
Các loại phân vi sinh phổ biến hiện nay chủ yếu là các loại phân cố định đạm, vi sinh hòa tan lân trong đất, vi sinh vật phân giải xenlulo, các nhóm vi sinh vật đối kháng,…
Phân vi sinh cố định đạm
Phân vi sinh cố định đạm chứa các nhóm vi sinh vật có khả năng cố định Nitơ tự do thành các hợp chất chứa nitơ, đồng thời cũng chuyển hóa chúng thành dạng cây trồng có thể hấp thu được.
Các nhóm vi sinh vật cố định đạm thường gặp như: Phân Nitragin chứa vi khuẩn Rhizobium, phân Azotobacterin chứa vi khuẩn cố định N Azotobacter,..
Khi sử dụng phân vi sinh vật cố định đạm bạn cần lưu ý điều kiện môi trường có phù hợp cho chủng vi sinh vật đó không. Chẳng hạn như phân vi sinh chứa tảo lam không thể bón trên đất cạn được vì chúng phát triển trong môi trường nước.
Cách sử dụng phân vi sinh cố định đạm:
- Bón trực tiếp vào đất
- Tẩm phân vào hạt giống sau đó gieo trồng ngay để đảm bảo vi sinh vật có thể phát triển tốt.
Xem thêm:
Phân chuồng là gì? Các loại phân chuồng
Phân vi sinh hòa tan lân
Là phân vi sinh có chứa vi sinh vật hòa tan và chuyển hóa lân, giúp cây trồng hấp thu một cách tốt và hiệu quả hơn. Những vi sinh vật có khả năng hòa tan lân như:
- Vi khuẩn phân giải các hợp chất lân vô cơ khó tan như: Pseudomonas, Alcaligenes, Achromobacter, Sarcina,… và một số Pseudomonas có thể hòa tan lân hữu cơ khó tan làm tăng năng suất cây trồng. Người ta đã dùng chúng làm phân vi khuẩn P.
- Bên cạnh các vi khuẩn, xạ khuẩn cũng như nấm như Penicillium, Aspergillus, Rhizopus, Sclerotium cũng có tác dụng trong quá trình hòa tan hợp chất lân khó tan.
Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến vi sinh vật hòa tan lân:
- Độ pH: nhìn chung độ pH ảnh hưởng không nhiều đến vi sinh vật phân giải lân. Tuy nhiên, pH 7,8 – 7,9 có ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật phân giải lân.
- Nước: ở những vùng ngập nước, hàm lượng chất hữu cơ cao làm tăng quá trình phân giải hợp chất lân hữu cơ khó tan
- Hợp chất hữu cơ: hàm lượng chất hữu cơ mùn hóa không ảnh hưởng đến quá trình phân giải lân. Hợp chất hữu cơ tươi làm tăng sự sinh trưởng vi sinh vật, từ đây dẫn đến quá trình hòa tan hợp chất lân khó tan.
- Hệ rễ: hệ rễ của cây trồng kích thích sự hoạt động của vi sinh vật. Do đó sự phân giải lân cũng được tăng cường.
Cách sử dụng phân vi sinh hòa tan lân:
- Bón trực tiếp vào đất
- Tẩm phân vào hạt giống sau đó gieo trồng ngay để đảm bảo vi sinh vật có thể phát triển tốt.
Phân vi sinh phân giải chất hữu cơ:
Xenlulo là hợp chất hữu cơ khá bền vững và không tan trong nước. Trong các nguồn hữu cơ, Xenlulo phân hủy khá lâu. Như vậy, cần có loại phân bón vi sinh phân giải Xenlulo thành mùn.
Mùn là thành phần trong tổng chất hữu cơ trong đất, tương đối bền đối với sự phân giải của vi sinh vật. Nó là sản phẩm hình thành trong quá trình phân giải chất hữu cơ và tái tổng hợp bởi các sản phẩm phân giải này với các thành phần khác trong đất thông qua hoạt động của vi sinh vật. Mùn thường có màu nâu, đen.
Chất mùn giúp cho đất trở nên tơi xốp hơn, vi sinh vật hoạt động tốt và cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây trồng.
Các loại vi sinh vật phân giải xenlulo:
- vi sinh vật hảo khí như: Sporocytophaga, Cytophaga, Sorangium, các vi sinh vật có trong dạ dày của động vật nhai lại, các chủng nấm mốc Aspergillus,…
- vi sinh vật yếm khí: bacillus celluloase hydrrogenicus, bacillus celluloase methanicus,…
- vi sinh vật chịu nóng: Actinomyces, mucor,…
Điều kiện ảnh hưởng đến quá trình phân giải chất hữu cơ xenlulo
- Độ ẩm
- Oxy
- Độ pH
- Nhiệt độ
- Nitơ
- Cacbon
- Kỹ thuật canh tác
Xem thêm: Ủ phân Compost được thực hiện như thế nào?
Các loại phân vi sinh vật khác
- Phân vi sinh vật tăng cường hấp thu lân, kali, sắt, mangan,
- Phân vi sinh vật ức chế các nhóm vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng
- Phân bón vi sinh vật kích thích, điều hòa sự phát triển của cây
Hiện nay, phân vi sinh vật chính là chìa khóa để giúp cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Hy vọng với bài viết này, phanvisinh.vn giúp bạn biết được phân vi sinh là gì? Các loại phân vi sinh thường gặp. Và cũng giúp các bạn sử dụng loại phân bón này tốt hơn.