Phân bón hữu cơ vi sinh và phân vi sinh là hai loại phân hữu có có chứa vi sinh vật có lợi thường gặp. Nhiều bạn nhầm tưởng hai loại phân này là một. Nhưng bạn biết không, đây là 2 nhóm phân khác nhau. Sau đây phanvisinh.vn sẽ giúp bạn phân biệt nhé!
Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?
Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật có ích. Lọa phân này được sản xuất bằng cách xử lý và phối trộn các nguyên liệu hữu cơ với men vi sinh vật.
Tiêu chuẩn của loại phân bón này là:
- Hàm lượng chất hữu cơ > 15%
- Hàm lượng vi sinh vật ≥ 1×106 CFU/mg cho mỗi loại chủng vi sinh vật.
Phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp đầy đủ các chất khoáng đa – trung – vi lượng cho cây trồng và vi sinh vật có lợi. Những loại vi sinh vật này giúp hòa tan các chất dinh dưỡng cho cây trồng hấp thụ tốt hơn. Đồng thời cũng tổng hợp thêm các chất dinh dưỡng mới.
Sử dụng phân bón này sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón hóa học. Nguồn hữu cơ từ từ phân bón sẽ cải tạo và nâng cao chất lượng đất trồng.
Phân vi sinh là gì?
Phân bón vi sinh là loại phân bón chứa những chủng vi sinh đã qua tuyển chọn kỹ lưỡng và đảm bảo các điều kiện kỹ thuật về các loại vi sinh được phép sử dụng để làm chế phẩm sinh học.
Các chủng vi sinh thường được sử dụng để sản xuất phân vi sinh gồm:
- Vi sinh vật cố định đạm
- Vi sinh vật hòa tan lân
- Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
- Vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng
Phân vi sinh thường được bón kèm với các loại phân bón khác để nâng cao hiệu quả phân bón. Ngoài ra, chúng còn được bón hàng năm để cải tạo đất trồng, phục hồi những vùng đất thoái hóa.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng phân vi sinh hiệu quả
Phân biệt phân bón hữu cơ vi sinh và phân vi sinh
Giống nhau
Đều thuộc nhóm phân hữu cơ, trong thành phần chứa các loại vi sinh vật có lợi cho cây trồng.
Khác nhau
Về bản chất
- Phân hữu cơ vi sinh: Là hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích.
- Phân vi sinh: Là chế phẩm sinh học chứa các loài vi sinh có ích.
Về chất mang
- Phân hữu cơ vi sinh: Phân chuồng, than bùn, vỏ cà phê, bã bùn mía,…
- Phân vi sinh: Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh
Về mật số vi sinh
- Phân hữu cơ vi sinh: Từ 1×106
- Phân vi sinh: Từ 1.5×108
Về các chủng vi sinh:
- Phân hữu cơ vi sinh: VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…
- Phân vi sinh: VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose
*Phương pháp sử dụng:
- Phân hữu cơ vi sinh: Bón trực tiếp vào đất.
- Phân vi sinh: Trộn vào hạt giống, hồ rễ cây, bón trực tiếp vào đất.
Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh
Vi sinh vật cố dịnh đạm
Vi sinh vật cố định đạm là những loài sinh vật có khả năng biến N2 khí quyển thành các hợp chất có nitơ. Nhờ nhóm vi sinh vật này mà N2 trong khí quyển được chuyển thành NH3 cung cấp cho cây, có ý nghĩa rất lơn trong nông nghiệp nhất là cải tạo đất và sử dụng phân bón.
Các vi sinh vật cố định N2 được phân thành 2 nhóm:
+ Nhóm vi sinh vật sống tự do còn gọi là vi sinh vật không cộng sinh
+ Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh
Cố định đạm là phương thức bổ sung thêm nguồn đạm quan trọng cho đất và cho cây trồng. Sử dụng nhiều phân đạm vô cơ làm cho đất trở nên thoái hóa và chua đi. Lạm dụng các loại phân đạm quá nhiều làm tăng tích lũy nitrat trong sản phẩm gây độc hại cho con người.
Sử dụng hợp lí và cân bằng giữa đạm vô cơ và đạm sinh học sẽ góp phần làm cho môi trường hệ sinh thái nông nghiệp bền vững hơn.
Vi sinh vật hòa tan lân
Các vi sinh vật có khả năng chuyển hóa hợp chất photpho khó tan thành chất cây trồng dễ sử dụng gọi là vi sinh vật giải lân.
Chúng có khả năng hòa tan nhiều hợp chất photpho khó tan khác nhau, tạo điều kiện nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng phân lân cho cây trồng.
Vi sinh vật phân giải xenlulo
Có tác dụng xử lý và phân giải thành phần xenlulo có trong cám, bã mía, rơm rạ,… để cây dễ hấp thụ hơn. Việc sử dụng các loài vi sinh vật vào xử lý các chất hữu cơ có chứa xenlulo mang lại hiệu quả cao và đang được ứng dụng nhiều.
Vi sinh vật kích thích tăng trưởng
Các vi khuẩn này ức chế các tác nhân gây bệnh thông qua cạnh tranh dinh dưỡng, tiết ra các enzyme hay tạo ra các chất kháng sinh tăng sức đề kháng giúp cây trồng ít sâu bệnh hại hơn, tạo điều kiện dinh trưởng và phát triển tốt hơn, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản qua các mùa vụ.
Trên đây là những điểm giống, khác nhau của phân bón hữu cơ vi sinh và phân vi sinh. Hy vọng với bài viết này của phanvisinh.vn sẽ giúp các bạn lựa chọn sản phẩm phân bón phù hợp với nhu cầu của mình.