Menu
phanvisinh.vn
  • Phân vi sinh
phanvisinh.vn
phân hữu cơ vi sinh là gì

Phân Hữu Cơ Vi Sinh Là Gì? Cách Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh

Posted on 01/06/202101/06/2021 by Trầm Đỗ Thị Mộng

Hiện nay phân hữu cơ vi sinh rất được ưa chuộng. Bởi lợi ích mà nó mang lại như về lâu dài bảo vệ cho đất, giúp tăng kết cấu đất, không để lại dư lượng trong nông sản. Từ đó an toàn với sức khỏe con người và động vật. Vậy phân hữu cơ vi sinh là gì? Cách sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh.

phân bón hữu cơ vi sinh là gì

Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là một loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích. Được tạo thành bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với chủng vi sinh.

Phân hữu cơ vi sinh có chứa hơn 15% chất hữu cơ và có chứa vi sinh vật với mật độ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại.

Loại phân này cung cấp cho cây trồng đầy đủ những chất thiết yếu như khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng.

Xem thêm: Kỹ thuật bón phân cho hoa hồng trong chậu. https://namix.vn/ky-thuat-bon-phan-cho-hoa-hong-trong-chau/

Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh gồm 6 bước:

B1: Chuẩn bị nguyên liệu: phân bò, than bùn, bã bùn mía, vỏ cà phê,…

B2: Tiến hành sơ chế

B3: Dùng vi sinh vật phân giải để ủ. Sau khi ủ thành công, sẽ thu được chất nền hữu cơ

B4: Bổ sung thêm chế phẩm vi sinh vật, có thể bổ sung thêm NPK và vi lượng nếu cần. Sau đó trộn đều.

B5: Kiểm tra lại chất lượng

B6: Đóng gói và bảo quản.

Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất

Vi sinh vật cố định đạm

Quá trình cố định đạm là quá trình chuyển hóa Nito phân tử thành nito dạng cây có thể hấp thụ. Do các vi khuẩn thuộc chi Azospirillum, azotobacter, clostridium, Rhizobium ở nốt sần cây họ đậu.

Các vi khuẩn trên chuyển hóa nito từ không khí thành các hợp chất nito ở dạng cây và đất dễ hấp thụ. Làm tăng độ màu mỡ cho đất, nâng cao năng suất và khả năng chống chịu của cây trồng.

Vi sinh vật phân giải cellulose

Nguồn hữu cơ dồi dào chứa cellulose như rơm rạ, cám, bã mía,…

Các loại vi sinh vật xử lý cellulose như vi khuẩn Pseudomonas, clostridium, các nấm như Aspergillus niger, Trichoderma reesei và một số xạ khuẩn như Streptomyces lividans, drozdowiczii,…

Vi sinh vật phân giải phân giải lân

Một số chủng loại sinh vật điển hình Aspergillus niger, B.subtilis, Bacillus megaterium, Pseudomonas,…

Các vi sinh vật này có khả năng chuyển hóa nhiều hợp chất photpho khó tan sang dạng dễ tan. Giúp cây dễ hấp thụ lân, tăng khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh.

Vi sinh vật kích thích sinh trưởng

Như vi sinh vật Azospirillum, Pseudomonas, Bacillus, Rhizobium, Erwinia,…

Các vi sinh vật trên các chất chuyển hóa thứ cấp, tăng khả năng hấp thụ chất nuôi dưỡng. Ức chế các tác nhân gây bệnh cho cây, tiết ra các chất kháng sinh đề kháng giúp cây.

Vi sinh vật phân giải chất mùn/ chất hữu cơ

Các vi sinh vật này phân giải xenlulozo giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng

Vi sinh vật phân giải silicat

Các vi sinh vật này giải phóng silicat thành ion silic, ion kali

Vi sinh vật tăng cường hấp thu kali, sắt, photpho, mangan

Vi sinh vật nấm rễ, xạ khuẩn, vi khuẩn có khả năng tăng hấp thu các ion khoáng cho cây

Vi sinh vật ức chế vi sinh vật gây bệnh

Nhóm vi sinh vật này có khả năng tiết ra các hợp chất kháng sinh hay phức chất siderophore kìm hãm ức chế các vi sinh vật gây bệnh khác.

Vi sinh vật giữ ẩm polysacarit

Chủng vi sinh Lipomyces sp. tiết ra các polysacarit giúp tăng cường liên kết các hạt khoáng, limon, sét trong đất.

Ưu điểm của loại phân hữu cơ vi sinh

Nhà cung cấp đất sạch Namix

Cách sử dụng đơn giản, dễ dùng không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa,…

Giúp cải bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu, tăng lượng mùn trong đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.

Cải thiện môi trường sống của hệ vi sinh vật đất. Bên cạnh đó còn bổ sung thêm nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng như các nấm đối kháng. Các vi sinh vật làm tăng khả năng trao đổi chất, tăng sức đề kháng và chống chịu bệnh hại cho cây trồng.

Loại phân này cung cấp cho cây trồng đầy đủ những chất thiết yếu mà phân hóa học không có. Nó giúp hòa tan các chất vô cơ trong đất thành các chất dinh dưỡng.

Nó chứa các vi sinh vật phân giải có thể làm tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng ở dạng khó hấp thu sang dạng cây trồng dễ hấp thu. Thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với con người và động vật. Giảm tác hại của hóa chất lên nông sản và môi trường. Do lạm dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.

Cách bón phân hữu cơ vi sinh

cách dùng phân bón hữu cơ vi sinh

Có 2 cách sử dụng để có thể làm tăng khả năng hấp thụ đó là:

Cách 1: Ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng: như vậy tính năng của các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ nhất. 

Cách 2: Hoà tan phân hữu cơ vi sinh vào nước và tưới xung quanh gốc cây

Tuyệt đối không sử dụng các hóa chất như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,… có tính oxy hóa cao để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi. Vì sẽ gây chết các vi sinh vật có ích còn sống có trong phân.

2 tuần là thời gian tốt nhất để tạo khoảng cách cho 2 lần sử dụng những loại thuốc hoặc phân khác nhau.

Phân biệt hữu cơ vi sinh và phân vi sinh

Đặc điểm Phân hữu cơ vi sinhPhân vi sinh
Định nghĩaLà phân hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có íchLà chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích
Nguyên liệuThan bùn, phân chuồng, bã bùn mía, vỏ cà phê,…Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh
Tiêu chuẩn phân bố Từ 1×106Từ 1.5×108
Các chủng vi sinhVi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…Vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose
Cách dùng Bón trực tiếp vào đấtTrộn vào hạt giống, hố và rễ cây

Như vậy các bạn đã biết Phân Hữu Cơ Vi Sinh Là Gì? rồi nhé. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của phanvisinh.vn nhé.

  • cách bón phân hữu cơ vi sinh
  • sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
  • Recent Posts

    • Vai trò của Mangan đối với cây trồng. Biểu hiện thiếu hụt và ngộ độc Mn.
    • Nguyên tố vi lượng Bo và vai trò của Bo đối với cây trồng.
    • Tác dụng của vi lượng kẽm đối với cây trồng
    • Dinh Dưỡng vi lượng sắt. Vai Trò Của Sắt Đối Với Cây Trồng
    • Nấm rễ Mycorrhizae là gì? Công dụng đối với cây trồng

    Recent Comments

      Archives

      • March 2022
      • February 2022
      • December 2021
      • October 2021
      • September 2021
      • August 2021
      • July 2021
      • June 2021
      • May 2021
      • September 2020
      • August 2020
      • July 2020
      • June 2020
      • May 2020

      Categories

      • Uncategorized

      Meta

      • Log in
      • Entries feed
      • Comments feed
      • WordPress.org
      ©2023 phanvisinh.vn | Powered by WordPress & Superb Themes